NAM CHÂM VĨNH CỬU
Nam châm vĩnh cửu là loại nam châm được cấu tạo từ các vật liệu từ cứng có khả năng giữ từ tính không bị mất đi trong từ trường. Đây là loại nam châm được sử dụng như những nguồn tạo từ trường. Có nhiều cách để phân loại nam châm vĩnh cửu. Dưới đây sẽ là 2 cách phân loại phổ biến nhất.
Phân loại nam châm theo vật liệu:
- Ôxitsắt: đây là loại nam châm vĩnh cửu đầu tiên của con người được sử dụng từ thời cổ đại xa xưa. Chúng được sử dụng dưới dạng các “đá nam châm”. Tuy nhiên ngày nay thì loại nam châm này không còn được sử dụng nữa do tính của nó rất kém.
- Thépcácbon: đây là loại nam châm vĩnh cửu được ra đời sau oxit sắt, được sử dụng từ thế kỷ 18 đến giữa thế kỷ 20. Chúng có khả năng cho từ dư đến hơn 1 T, tuy nhiên loại này cũng có lực kháng từ rất thấp vì vậy râ dễ bị mất tính từ. và chúng không còn được sử dụng hiện nay nữa.
- Nam châm AlNiCo là loại nam châm được chế tạo từ vật liệu từ cứng là hợp kim của các chất như nhôm, niken, côbanvà một số phụ gia khác như đồng, titan… Đây là loại nam châm cho từ dư cao khoảng từ 1,2 đến 1,5 T tuy nhiên có lực kháng từ chỉ xung quanh 1 kOe và giá so với thị trường cũng khá cao vì thế mà hiện nay tỉ lệ người sử dụng ngày càng có xu hương giảm dần ước tính chỉ còn không đến khoảng 10% thị phần sử dụng nó.
- Nam châm Ferrite từ cứng: Là loại nam châm vĩnh cửu được chế tạo từ các ferittừ cứng như chất ferit Ba, Sr… Nam châm này với ưu điểm là rất dễ dàng chế tạo và gia công, mà giá thành lạ rẻ nhưng độ bền cao. Tuy nhiên, khó khăn ở đây là do nhóm các vật liệu feri từ có hàm lượng ôxy cao vì thế nên có từ độ khá thấp và có lực kháng từ khoảng 3 đến 6 kOe nên nó có khả năng cho tích năng lượng từ cực đại lớn nhất là 6 MGOe. Hiện nay loại nam châm này cũng được sử dụng khá nhiều do những ưu điểm kể trên của nó.
- Nam châm đất hiếm: Là loại nam châm vĩnh cửu được chế tạo từ các vật liệu từ cứng. Đó là các hợp kimhoặc hợp chất của các kim loại đất hiếm và kim loại chuyển tiếp. loại nam châm này có 2 dang đó là nam châm nhiệt độ cao SmCo và Nam châm NdFeB (neodymium). Tuy nhiên giá cả của nó lại khá cao và độ bền kém nên nam châm này vẫn không phải là loại nam châm được sử dụng nhiều nhất hiện nay.
- Nam châm tổ hợp nano: Được ra đời từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20, đây là loại nam châm có cấu trúc khá đặc biệt gồm tổ hợp của 2 pha từ cứng và từ mềm ở kích thước nanomet. Với khả năng tích năng lượng từ khổng lồ gáp hơn 3 lần so vớác cnam châm mạnh nhất hiện nay nhưu nam châm NdFeB nhưng loại nam châm này còn đang trong gia đoạn thử nghiệm.
Phân loại theo phương pháp chế tạo gồm có 4 loại
- Nam châm đẳng hướng
Là nam châm vĩnh cửu được chế tạo bằng phương pháp ép đẳng tĩnh mà không sử dụng phương pháp từ trường
- Nam châm dị hướng
Đây là nam châm được định hướng trong quá trình ép đẳng tĩnh bằng từ trường. Khi đó, các hạt đơn đômen trong vật liệu sẽ bị định hướng theo chiều từ trường, tạo nên khả năng dễ dàng từ hóa theo phương định hướng.
- Nam châm kết dính
Là các nam châm được chế tạo bằng phương pháp nghiền thành bột mịn rồi trộn với keo kết dính epoxy và ép nó trong từ trường định hướng.
- Nam châm thiêu kết
Loại nam châm này được chế tạo bằng cách thiêu kết các bột kim loại được nghiền mịn sau đó ép khuôn ra hợp chất có thành phần hợp phức xác định với tính chất từ của hợp chất đó.