Nam châm là gì? Nguồn gốc của nam châm bắt đầu từ đâu bạn đã biết chưa? Đây là những câu hỏi vô cùng thú vị về loại vật liệu mà ta bắt gặp khá nhiều trong cuộc sống thường ngày.
Nam châm được cho là bắt nguồn từ thời Hy Lạp cổ đại, vào khoảng 600 năm Trước Công Nguyên. Trong suốt thời Trung Cổ chúng được gọi là đá nam châm để chỉ hòn đá hút các vật liệu bằng sắt và một vài kim loại khác. Hiện nay nam châm có rất nhiều hình dạng khác nhau bao gồm cả đĩa, nhẫn, khối, chữ nhật, vòng cung, thanh,… Chúng được làm ra các vật liệu như gốm (strontium ferrite), alnico (nhôm, niken, và coban), đất hiếm (samari coban và neodymium) và, vật liệu giống cao su linh hoạt.
Với phát hiện này, con người đã tạo ra la bàn chỉ đường. Dù ở bất kỳ đâu, đặt theo hướng nào thì la bàn luôn chỉ theo hướng Bắc Nam nhờ tác động lực từ trường của nam châm và Trái Đất. Nhờ đó mà con người có những cuộc hành trình vĩ đại trong lịch sử và tìm ra những châu lục mới.
Mỗi nam châm đều có 2 cực là cực Bắc và cực Nam. Chúng hoạt động theo nguyên tắc cùng cực thì đẩy, khác cực thì hút. Ngày nay, con người không chỉ dùng nam châm để làm la bàn hay một vài ứng dụng đơn thuần như trước đây. Nam châm hiện đại được cải tiến để góp mặt trong các nhà máy sản xuất, chế biến, trong y học, trong các thiết bị điện tử,…